Kỹ năng về cách sơ cứu vết thương chảy máu là rất cần thiết với mỗi chúng ta, do trong quá trình sinh hoạt hàng ngày khó tránh khỏi những bất cẩn hoặc tai nạn nào đó dẫn đến những vết thương chảy máu như té xe chảy máu chân, đứt tay, thậm chí là vết thương sâu ở động mạch hoặc tĩnh mạch có thể gây mất nhiều máu và đe dọa lớn đến tính mạng.
Sau đây là cách sơ cứu vết thương chảy máu ở các dạng khác nhau mà bạn nên biết.
1. Các dạng vết thương chảy máu
Thông thường, chảy máu được phân nhóm theo nguyên tắc giải phẫu, có tính đến mạch máu bị tổn thương. Theo cách phân loại này, có 3 dạng chảy máu chính :
- Chảy máu mao mạch: máu có màu đỏ tươi, ra từ từ và lượng ít. Đôi khi nó xuất hiện dưới dạng những giọt nhỏ trên bề mặt da.
- Chảy máu tĩnh mạch: máu có màu đỏ thẫm, máu chảy chậm thành dòng.
- Chảy máu động mạch: máu có màu đỏ tươi, dòng máu chảy mạnh, chảy thành tia gây nguy hiểm. Nó được đặc trưng bởi một tỷ lệ mất máu cao và là nguy hiểm nhất.
- Chảy máu trong: là dạng chảy máu mà chúng ta không thể nhìn thấy như chảy máu vào trong ổ bụng, trong phổi, trong não…
2. Cách sơ cứu vết thương chảy máu hiệu quả và khoa học nhất
2.1. Chảy máu mao mạch
Chảy máu mao mạch thường sẽ tự ngừng, nhưng nếu không biết sơ cứu đúng cách có thể trở nên phức tạp do vết thương bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Khi sơ cứu chảy máu từ mao mạch tứ chi, ví dụ như trầy chân chảy máu, chảy máu đầu gối, đứt tay,… cần thực hiện các thao tác sau:
- Đầu tiên, bạn cần xử lý mép vết thương bằng dung dịch sát trùng (Chỉ Huyết Tán, cồn hoặc nước muối sinh lý).
- Thứ hai, đắp một băng gạc lỏng. Trước khi băng, hãy chấm bông gòn lên bề mặt vết thương. Trong trường hợp tổn thương diện rộng thì phải cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ có chuyên môn.
2.2. Chảy máu tĩnh mạch
Sơ cứu chảy máu tĩnh mạch phải được thực hiện ngay lập tức, bởi vì các tĩnh mạch bị thương có thể hút không khí vào, có thể làm tắc nghẽn mạch máu ở các cơ quan khác nhau, có thể dẫn đến tử vong.
Bạn cần thực hiện các bước sau:
- Làm sạch da theo hướng từ vết thương bằng khăn ấm
- Sử dụng khăn hoặc gạc sạch bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy, đồng thời nâng cao vùng bị chảy máu
- Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn hoặc Chỉ Huyết Tán
- Cố định vết thương bằng băng dán hoặc gạc
Lưu ý: Không nên cố gắng loại bỏ cục máu đông khi bị chảy máu từ tĩnh mạch, vì điều này có thể gây mất máu nhiều hơn. Hãy đến cơ sở y tế để được trợ giúp từ các bác sĩ chuyên môn.
2.3. Chảy máu động mạch
Chảy máu động mạch cực kỳ nguy hiểm, do đó việc sơ cứu cho người bị chảy máu từ động mạch đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt, phản ứng và tốc độ.
Khi sơ cứu chảy máu động mạch, cần:
– Dò tìm vị trí động mạch và ấn ngón tay cái lên động mạch phía trên vết thương để cầm máu hoặc ít nhất là làm dịu máu
– Buộc dây garô ở phía trên vết thương đối với những vết thương ở tay chân, điều này sẽ làm giảm mất máu (cứ 15 phút lại nới dây garô 1 lần)
– Dùng dung dịch xịt Chỉ Huyết Tán hoặc các dung dịch sát trùng khác để sát trùng, sau đó băng kín vết thương
Sau khi hỗ trợ sơ cứu nạn nhân, nạn nhân phải được đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa (bệnh viện hoặc phòng khám) để được các bác sĩ chuyên môn xử lý và chữa trị kịp thời.
Lưu ý: Nên để lại một ghi chú để biết thời gian buộc garô và không để garô quá 2 giờ sau khi bôi thuốc, nếu không có thể xảy ra hoại tử mô.
2.4. Chảy máu trong
Khá khó để phát hiện ra hiện tượng chảy máu bên trong. Các triệu chứng phần lớn phụ thuộc vào loại tổn thương và vị trí của nó, nạn nhân thường có mạch đập nhanh (lên đến 140/phút), giảm huyết áp, da xanh xao, ho ra máu, nước tiểu có màu đỏ tươi hoặc màu gỉ sắt,…
Nếu nạn nhân có những biểu hiện nghi ngờ chảy máu trong, bạn nên:
- Giúp nạn nhân nằm xuống, nghỉ ngơi ở một tư thế dễ chịu và thoải mái nhất
- Hạn chế di chuyển
- Đắp chăn cho nạn nhân, giữ cơ thể ấm
- Khẩn trương gọi cấp cứu 115
- Nếu nghi ngờ chảy máu khu trú ở ngực hoặc dạ dày, bệnh nhân nên nằm “ngả”, nếu khu trú ở bụng hoặc khoang chậu, nâng cao chân lên.
Trong thời gian xe cấp cứu chưa tới, hãy:
- Nới lỏng quần áo cho nạn nhân, nhất là vùng thắt lưng và vùng cổ
- Trấn an tinh thần nạn nhân
- Không cho nạn nhân ăn uống hoặc hút thuốc lá.
3. Sơ cứu vết thương chảy máu hiệu quả bằng cách sử dụng Chỉ Huyết Tán
3.1. Tại sao nên dùng Chỉ Huyết Tán?
Chỉ Huyết Tán là một trong những sản phẩm nổi tiếng của công ty cổ phần dược phẩm Tất Thành và được coi là tinh hoa của y học cổ truyền. Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa 6 loại dược liệu quý, được trải qua quy trình ủ và chiết xuất nghiêm ngặt theo phương pháp Đông y Trung Quốc, giúp mang lại hiệu quả cầm máu và làm lành vết thương một cách nhanh chóng.
Chỉ Huyết Tán được sản xuất dưới dạng dung dịch xịt để dùng ngoài da, giúp nhanh chóng làm sạch da, làm dịu cơn đau do vết thương bị trầy xước, chảy máu, đồng thời hỗ trợ kháng khuẩn tốt và thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương chảy máu.
Chỉ với 90.000 đồng, bạn đã mua được 1 chai 15ml và có thể xịt lên tới 160 lần cho các vết thương.
Đặc biệt sản phẩm này đã được Bộ Y Tế kiểm duyệt chặt chẽ và được cấp phép lưu hành trên toàn quốc nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
3.2. Cách dùng Chỉ Huyết Tán để sơ cứu vết thương chảy máu
Chỉ Huyết Tán rất an toàn và lành tính, có thể sử dụng cho tất cả mọi người trong gia đình để sơ cứu các vết thương chảy máu như đứt tay, té xe chảy máu, chảy máu đầu gối,…
- Bạn chỉ cần xịt dung dịch Chỉ Huyết Tán trực tiếp lên vùng da chảy máu hoặc xịt 2-3 lần dung dịch vào bông gạc hoặc miếng dán dùng để băng bó và dán vào vết thương.
- Khi xịt thì chỉ xịt một lượng vừa đủ và nên nghiêng nhẹ bình xịt.
4. Một số lưu ý khi sơ cứu vết thương chảy máu
4.1. Với những vết thương chảy máu có chứa dị vật
Khi bạn bị dao, kim loại sắc, mảnh thủy tinh,… hoặc bất cứ vật gì đó đâm vào vết thương mà vẫn còn cắm ở đó thì bạn:
- Không nên tự ý rút dị vật ra khỏi vết thương vì làm vậy sẽ gây chảy máu nhiều hơn
- Đeo găng tay
- Ép cho mép vết thương sát vào với dị vật
- Băng vết thương bằng cách dùng băng gạc hoặc vải quấn xung quanh dị vật rồi băng cố định
- Đưa người bị nạn đến phòng khám hoặc cơ sở y tế gần nhất
4.2. Những loại thực phẩm nên tránh khi bị vết thương chảy máu
- Cần tránh một số loại thực phẩm như đồ nếp, thịt gà… vì chúng có thể gây chảy mủ, sưng đau và chậm lành vùng bị thương.
- Để tránh để lại sẹo lồi ảnh hưởng đến vẻ ngoài, bạn cũng nên tránh ăn thịt bò, trứng, hải sản, …
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được kỹ năng về cách sơ cứu vết thương chảy máu một cách khoa học và hiệu quả. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.