Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường và cách chăm sóc hiệu quả

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường và cách chăm sóc hiệu quả

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều loại biến chứng nguy hiểm (thận, mắt, thần kinh…). Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến là loét bàn chân do tiểu đường gây ra. Nếu không được chăm sóc, xử lý đúng cách thì biến chứng này có thể dẫn tới phải tiến hành cắt cụt chi. Hãy cùng Dược phẩm Tất Thành tìm hiểu về biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường và cách chăm sóc đúng cách.

1. Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường là gì?

Loét bàn chân là một biến chứng cực kỳ phổ biến của bệnh tiểu đường. Tất cả những người mắc bệnh tiểu đường đều có thể bị loét chân, nhưng trong đó, những người không kiểm soát bệnh tiểu đường thông qua các phương pháp như ăn kiêng, tập thể dục và điều trị bằng insulin là đối tượng dễ mắc biến chứng này.

Theo một bài báo đánh giá năm 2017 trên Tạp chí Y học New England, hơn một nửa số vết loét ở chân do tiểu đường bị nhiễm trùng và trong số đó có tới 20% trường hợp nhiễm trùng bàn chân từ trung bình đến nặng ở những người mắc bệnh tiểu đường dẫn đến phải cắt cụt chi.

2. Những đối tượng dễ mắc biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường

Tất cả những người mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ bị loét chân và trong đó có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ loét chân, bao gồm:

  • Giày quá chật so với kích thước chân hoặc chất lượng kém (ẩm, mốc, không được vệ sinh sạch sẽ)
  • Vệ sinh kém (không rửa chân thường xuyên hoặc không lau khô chân sau khi rửa)
  • Cắt móng chân không đúng cách
  • Người uống nhiều rượu bia
  • Những người có mắc bệnh tim mạch
  • Có tiền sử hoặc đang mắc bệnh thận (suy thận, viêm cầu thận, tổn thương thận).
  • Béo phì
  • Sử dụng thuốc lá (gây co mạch và ức chế lưu thông máu)
  • Do những yếu tố nguy cơ trên nên biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường thường phổ biến nhất ở đối tượng nam giới lớn tuổi.

3. Nguyên nhân gây ra biến chứng loét bàn chân tiểu đường

Dưới đây là các yếu tố gây ra vết loét khó lành và nguy hiểm ở bàn chân của những người bị bệnh tiểu đường:

  • Lưu thông kém
  • Đây là một dạng bệnh liên quan đến mạch máu, trong đó máu kém được lưu thông đến bàn chân của người tiểu đường.
  • Nồng độ glucose trong máu tăng cao sẽ khiến các mạch máu bị xơ cứng, lòng mạch trở nên dày và hẹp hơn. Nếu đường huyết tăng cao lâu ngày có thể hình thành nên các mảng xơ vữa, cản trở lưu thông máu trong lòng mạch.
  • Chính việc lưu thông kém dẫn tới vùng bàn chân ít nhận được oxy, chất dinh dưỡng dẫn tới vết loét khó lành hơn, dễ hoại tử.
  • Đường huyết cao không được kiểm soát bằng thuốc hoặc chế độ ăn kiêng
  • Những người mắc bệnh đái tháo đường thường gặp khó khăn hơn trong việc chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao có khả năng làm bất hoạt bạch cầu khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn từ các ổ nhiễm trùng.
  • Tổn thương thần kinh
  • Tổn thương dây thần kinh là ảnh hưởng lâu dài và có thể dẫn đến mất cảm giác ở bàn chân.
  • Các dây thần kinh bị tổn thương có thể cảm thấy ngứa ran và đau đớn. Tổn thương dây thần kinh làm giảm độ nhạy cảm với cơn đau chân và dẫn đến vết thương không đau có thể gây loét.
  • Do mất cảm giác đau nên người bệnh khó có thể phát hiện ra những vết loét và chúng sẽ không xử lý kịp thời. Chỉ một vết thương nhỏ ở bàn chân cũng có thể trở nên nghiêm trọng và rất khó chữa lành.

4. Triệu chứng nhận biết biến chứng loét bàn chân

Phát hiện sớm biến chứng bàn chân tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn phát hiện sớm biến chứng loét bàn chân tiểu đường:

  • Thay đổi màu da chân (màu da trở nên khác so với bình thường).
  • Xuất hiện các vết nứt khô trên da nhưng không cảm thấy đau đớn, đặc biệt là quanh gót chân.
  • Mùi hôi chân khó chịu, rửa sạch chân thì mùi này cũng không biến mất.
  • Sưng ở bàn chân ở một hoặc cả hai bên chân.
  • Chảy nước từ bàn chân làm bẩn tất hoặc thấy có nước rỉ ra bên trong giày.
  • Dấu hiệu dễ nhận nhận biết nhất của vết loét chân tiểu đường nghiêm trọng là sự xuất hiện các mô đen (gọi là eschar) xung quanh vết loét. Điều này hình thành do không có máu được lưu thông đến khu vực xung quanh vết loét.
  • Dấu hiệu của loét chân không phải lúc nào cũng dễ dàng có thể nhận biết. Đôi khi, bạn thậm chí không nhận thấy dấu hiệu của vết loét do mất cảm giác ở bàn chân.
  • Đến khi vết loét bị nhiễm trùng thì tình trạng tổn thương đã trở nên nặng. Vậy nên bạn cần phải thường xuyên theo dõi cơ thể, nhất là ở bàn chân để sớm phát hiện những dấu hiệu của loét bàn chân.

5. Phương pháp xử trí và chăm sóc biến chứng loét bàn chân tiểu đường

Loét bàn chân tiểu đường cần phải được chăm sóc kỹ càng và đặc biệt để tránh gây nhiễm trùng, giảm nguy cơ phải thực hiện phẫu thuật cắt cụt chân.

5.1. Điều trị biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường tại bệnh viện

Đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của vết loét trên thang điểm từ 0 đến 5 bằng Hệ thống phân loại vết loét Wagner :

0: Không có tổn thương hở nhưng có thể biến dạng bàn chân hoặc mô tế bào

1: Vết loét bên ngoài da mà không thâm nhập vào các lớp sâu hơn

2: Vết loét ăn sâu hơn, có thể đến gân, xương hoặc các khớp (ngón chân, bàn chân).

3: Vết loét sâu hơn, xâm lấn vào các mô sâu hơn liên quan, áp xe, viêm tủy xương hoặc viêm gân.

4: Hoại tử ở một phần của bàn chân trước hoặc gót chân

5: Hoại tử lan rộng toàn bộ chân.

Hệ thống phân loại vết loét theo Wagner được sử dụng phổ biến trên lâm sàng vì nó có khả năng đánh giá được các mức độ sâu của vết loét, tương quan tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng và khả năng cắt cụt chi ở người mắc biến chứng bàn chân do đái tháo đường.

Sau khi xác định mức độ nặng của biến chứng, dựa theo đó bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp sau để điều trị:

  • Đối với các vết thương hoặc vết xước nhỏ (phân loại độ 1 theo Wagner) thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc chúng tại nhà.
  • Với những vết thương có hoại tử thì bác sĩ có thể tiến hành khử trùng, loại bỏ da chết hoặc các vật thể lạ có thể đã gây ra vết loét.
  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống kết tụ tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu để điều trị vết loét của bạn nếu tình trạng nhiễm trùng tiến triển.
  • Với trường hợp nhiễm trùng, lở loét nặng từ độ 2 trở lên có thể cần phải tiến hành can thiệp bằng phẫu thuật loại bỏ một số mô, thậm chí có thể phải tiến hành cắt cụt chi để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.

5.2. Phương pháp chăm sóc vết loét bàn chân người đái tháo đường

Đối với các vết xước hoặc vết thương nhẹ ở bàn chân thì bạn có thể tiến hành xử trí tại nhà để phòng chống lây lan và ăn sâu:

  • Bước 1: Rửa sạch vết xước/loét bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%.
  • Bước 2: Sử dụng nhíp vô trùng để loại bỏ các dị vật nếu có.
  • Bước 3: Sát trùng vết thương bằng các dụng dịch sát khuẩn chuyên dụng như povidon iod (pha loãng), dung dịch xịt Chỉ Huyết Tán…
  • Bước 4: Dùng vải/băng/gạc băng bó vết thương cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh để vết thương tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
  • Bước 5: Thay băng 2 lần 1 ngày hoặc thay mỗi khi thấy băng bẩn hoặc ướt do dịch từ vết loét chảy ra.

Nếu bạn bắt đầu thấy vùng da thịt bị thâm đen xung quanh khu vực bị tê, hãy đến gặp bác sĩ ngay để tìm cách điều trị vết loét chân bị nhiễm trùng.

Nếu không được điều trị, các vết loét có thể gây áp xe và lan sang các vùng khác trên bàn chân và cẳng chân của bạn.

5.3. Cách phòng ngừa biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường

Quản lý chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn giữ vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống xuất hiện các vết loét tiểu đường, vì khả năng biến chứng tiểu đường của bạn thấp hơn đáng kể khi đường huyết của bạn ổn định.

Bạn cũng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về chân bằng cách:

  • Rửa chân sạch sẽ mỗi ngày.
  • Giữ cho móng chân được cắt tỉa đầy đủ, nhưng không quá ngắn.
  • Giữ cho bàn chân của bạn khô ráo và được dưỡng ẩm (có thể sử dụng gel lô hội).
  • Thay và giặt tất của bạn thường xuyên.
  • Đi giày vừa vặn, đúng với cỡ chân của mình, nên đi giày được thiết kế riêng cho người tiểu đường.
  • Loét bàn chân do tiểu đường có thể tái phát sau khi đã được điều trị. Mô sẹo có thể bị nhiễm trùng nếu khu vực này trầm trọng trở lại, vì vậy bác sĩ có thể đề nghị bạn mang giày được thiết kế đặc biệt cho người bị bệnh tiểu đường để giảm thiểu nguy cơ vết loét tái phát trở lại.

6. Chỉ Huyết Tán giúp sát khuẩn vết loét bàn chân tiểu đường

Chỉ Huyết Tán là sản phẩm có công dụng hỗ trợ làm sạch da, hỗ trợ kháng khuẩn và giúp sát trùng các vết thương hở, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ở những vết thương ở bàn chân của người đái tháo đường.

Thành phần trong Chỉ Huyết Tán đều là các loại dược liệu quý đã được nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại chứng minh về công dụng cầm máu, sát khuẩn và hỗ trợ làm lành nhiều loại vết thương trong đó bao gồm cả vết loét bàn chân tiểu đường.

Sản phẩm là kết tinh của việc kế thừa và phát triển dựa theo bài thuốc gia truyền của lương y người Dao Đỏ, kết hợp với quy trình ủ chiết dược liệu nghiêm ngặt giúp mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng.

Dưới đây là cách sử dụng dung dịch xịt Chỉ Huyết Tán đối với biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường:

Sau khi vệ sinh vết thương/ vết loét ở bàn chân bằng dung dịch nước muối sinh lý thì ta xịt 2-3 lần dung dịch Chỉ Huyết Tán vào vết thương.

Bạn cũng có thể xịt vào băng/bông/gạc sau đó tiến hành băng bó vào vết thương giúp mang lại hiệu quả sát trùng lâu dài hơn.

Một ngày có thể xịt Chỉ Huyết Tán nhiều lần.

Khi mắc biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường thì bạn cần phải thật cẩn thận theo dõi và điều trị. Đồng thời, bạn cũng nên duy trì chế độ ăn kiêng giúp kiểm soát đường huyết là cách hiệu quả nhất để vết loét ở chân lành lại.

Nếu còn vấn đề gì còn thắc mắc, hãy đừng quên để lại số điện thoại ngay bên dưới hoặc liên hệ ngay vào HOTLINE 0904437780 để được chuyên gia của chúng tôi trực tiếp giải đáp hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo