Cách xử lý khi bị bỏng bô xe máy không để lại sẹo - Tất Thành Pharma

Cách xử lý khi bị bỏng bô xe máy không để lại sẹo

Đối với những người sử dụng xe máy làm phương tiện di chuyển thì không thể tránh khỏi những lúc sơ ý chạm chân vào bô xe máy đang nóng. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không xử lý kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn tới vết thương lâu lành, để lại sẹo, thậm chí là nhiễm trùng. Hãy cùng dược phẩm Tất Thành tìm hiểu về cách xử lý khi bị bỏng bô xe máy nhanh lành và không để lại sẹo qua bài viết dưới đây.

1. Bỏng bô là gì và đặc điểm của bỏng bô xe máy

Bỏng bô xe máy là loại bỏng nhiệt rất phổ biến ở Việt Nam. Các chị em phụ nữ mặc váy hoặc quần ngắn hoặc Trẻ nhỏ nô đùa sơ sảy chạm vào bô xe máy đang nóng dẫn tới tình trạng bỏng bô.

1.1. Đặc điểm của bỏng bô xe máy

Do bô xe máy nhỏ và có hình dạng giống hình trụ nên vết bỏng bô thường không rộng. Tuy nhiên, do bô rất nóng và do làm bằng kim loại nên truyền nhiệt rất tốt khiến những vết bỏng này thường khá nặng. Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách thì chúng có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo cực kỳ mất thẩm mỹ.

1.2. Phân loại các cấp độ bỏng bô xe máy

Bước đầu tiên trong điều trị bỏng do bô xe máy là xác định phân độ bỏng và tùy theo các mức độ mà ta có thể có cách xử trí khác nhau. Càng nhiều lớp da bị tổn thương, tình trạng bỏng gặp phải sẽ càng nghiêm trọng hơn.

  • Bỏng độ 1

Tổn thương chỉ tập trung ở vùng bên ngoài (biểu bì), vùng da bị tổn thương có màu đỏ, khi ấn vào thì chuyển sang màu trắng và không bị phồng rộp hay mụn nước
Bỏng độ 1 thường nhẹ, và sẽ nhanh chóng hồi phục trong vòng vài tuần.

  • Bỏng độ 2

Loại bỏng này ảnh hưởng đến cả lớp biểu bì và một phần của lớp thứ hai của da (lớp hạ bì). Nó có thể gây sưng tấy và da đỏ, xuất hiện các nốt trắng hoặc lấm tấm đỏ.

Đôi khi, vết thương có thể xuất hiện các mụn nước hoặc các mảng phồng rộp gây đau đớn dữ dội. Vết bỏng sâu độ hai có thể để lại sẹo nếu không được xử trí và chăm sóc đúng cách.

Nếu gặp phải bỏng độ 2 thì bạn cần phải được xử lý và bôi thuốc phục hồi da và các cơ quan bị tổn thương

  • Bỏng độ 3

Bỏng độ 3 phá hủy lớp biểu bì và hạ bì. Chúng có thể đi vào lớp trong cùng của da, mô dưới da. Chỗ bỏng có thể có màu trắng hoặc đen và cháy thành than. Bỏng độ 3 có thể phá hủy dây thần kinh, gây tê bì (mất cảm giác trên vùng da).

Đây là loại cấp độ bỏng nặng, cần phải được đưa đi cơ sở y tế cấp cứu và xử lý kịp thời.

  • Bỏng độ 4

Đây là cấp độ bỏng nặng nhất, tổn thương ở cấp độ này thường rộng hoặc ăn sâu vào các tổ chức dưới da như cơ, gân hoặc xương. Bỏng ở cấp độ này thì bắt buộc cần phải có sự can thiệp y tế nhanh chóng để tránh gây ra những hậu quả khôn lường.

2. Hướng dẫn cách xử lý khi bị bỏng bô xe máy đúng cách

Việc sơ cứu khi bị bỏng bô xe máy có vai trò rất quan trọng. Nếu bạn biết cách xử lý khi bị bỏng bô đúng cách thì có thể giúp làm giảm diện tích bỏng, giảm mức độ tổn thương từ đó làm cho quá trình làm lành vết thương tiến triển thuận lợi hơn và giúp hạn chế sẹo xấu sau khi lành.

2.1. Cách sơ cứu khi bị bỏng bô xe máy đúng cách

Dưới đây là các thao tác sơ cứu khi bị bỏng bô mà bạn nên áp dụng:

Bước 1: Loại bỏ quần áo ở vùng bị bỏng

Quần áo có khả năng giữ nhiệt nên không tốt khi bị bỏng, vậy nên ta cần loại bỏ quần áo ở xung quanh vết bỏng càng nhanh càng tốt

Bước 2: Làm mát vết bỏng

Ngâm hoặc rửa vết bỏng trực tiếp dưới vòi nước sạch để làm mát vùng bị bỏng. Nhiệt độ nước thích hợp nhất là 16-20 độ C, ngâm nước trong vòng 15-20 phút để vết bỏng dịu lại. Bạn cũng có thể sử dụng khăn mát để đắp vào vết bỏng, chú ý thay khăn nếu hết mát.

Bước 3: Làm sạch vết bỏng

Sau khi vết bỏng dịu hơn thì ta có thể tiến hành làm sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc dung dịch povidon iod 10% pha loãng thêm với nước.

Cần chú ý không được sử dụng dung dịch oxy già hoặc cồn nồng độ cao vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo rỗ trên da.

Bước 4: Tiến hành băng bó vết bỏng

Đối với các vết bỏng nhẹ độ 1 thì ta có thể không cần băng bó xung quanh để cho vùng da bị bỏng được thông thoáng, làm cho vết thương mau hồi phục hơn.

Các vết bỏng độ 2 và 3 thì bạn có thể sử dụng băng gạc hydrocolloid, polyurethane hoặc hydrofiber để băng bó, che phủ vết bỏng. Đây là loại băng có thể giúp tăng cường giữ ẩm tại vết bỏng, giúp vết thương lành nhanh gấp 2 lần so với môi trường khô.

Cần chú ý không nên băng quá chặt và quá nhiều lớp để tránh gây sừng hóa các tế bào da non.

2.2. Một số lưu ý khi sơ cứu bỏng bô xe máy

Khi sơ cứu bỏng bô thì cần phải chú ý những điều sau:

  • Không nên dùng đá lạnh để chườm trực tiếp lên vết bỏng vì chúng sẽ gây đông cứng tế bào khiến tổn thương trở nên nặng hơn hoặc có thể gây hoại tử ướt, gây nguy hiểm.
  • Không bôi kem đánh răng lên vết bỏng bô xe máy để giảm đau rát. Nhiều người truyền miệng nhau là phương pháp này sẽ giúp làm dịu vết thương hiệu quả những sự thật không phải như vậy. Trong kem đánh răng có chứa kiềm khiến cho vết bỏng bị ăn sâu vào các tổ chức bên trong, làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không được ngâm hay rửa vết bỏng xe máy bằng nước ấm, không được đắp vết thương bằng các loại mỡ, trứng gà, thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
  • Không được chọc vỡ các nốt mụn nước hay nốt phồng, không nên bôi nghệ tươi trực tiếp lên vết bỏng vì dễ gây thâm đen tại vùng da sau khi hồi phục. Ta chỉ nên bôi nghệ tươi khi da non đã mọc lên, việc này giúp tránh để lại sẹo.

3. Bác sĩ điều trị bỏng bô xe máy như thế nào

Đối với các vết bỏng bô xe máy cấp độ 3 hoặc 4 thì bắt buộc phải tiến hành can thiệp y tế. Dưới đây là một số cách xử lý bỏng bô xe máy mà bác sĩ có thể sử dụng.

Tùy theo mức độ bỏng bô mà bác sĩ có thể tiến hành đánh giá các chỉ số hóa sinh như công thức máu, áp lực keo huyết tương, khí máu động mạch… để tiến hành xử lý các biến chứng kịp thời.

  • Sử dụng kéo vô khuẩn để tiến hành cắt bỏ các lớp biểu bì bị cháy thui, lấy các chất cặn bẩn ở bề mặt.
  • Truyền dịch với những người có vết bỏng bô xe máy lớn, sâu để tránh nguy cơ mất nước gây trụy tim mạch.
  • Kiểm soát cơn đau bằng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen với bỏng nhẹ, benzodiazepin để an thần, trấn tĩnh bệnh nhân nếu vết bỏng lớn.
  • Tiêm dự phòng uốn ván nếu vết bỏng có tiếp xúc với đất hoặc cát (nơi có nhiều trực khuẩn uốn ván).
  • Bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh cho người bị bỏng để phòng tránh nguy cơ bội nhiễm.

4. Cách chăm sóc vết bỏng bô

Sau khi sơ cứu hoặc được tiến hành can thiệp y tế thì bạn cần phải chăm sóc vết bỏng đúng cách để tránh gây nhiễm trùng hay để lại sẹo.

  • Đối với các vết bỏng bô có thực hiện băng bó thì cần phải vệ sinh vết bỏng và thay băng hàng ngày.
  • Tránh để vết bỏng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Nguyên nhân là vùng da bị bỏng rất dễ nhạy cảm với ánh sáng mạnh, nếu không che chắn đúng cách có thể để lại sẹo hoặc vết thâm rất mất thẩm mỹ.
  • Không nên chạm vào vùng da bị phồng rộp, chọc vỡ các nốt phồng có thể gây ra nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Nếu bị bỏng bô độ 1 hoặc độ 2 thì bạn có thể sử dụng gel nha đam để bôi lên. Việc này có thể giúp hỗ trợ kháng khuẩn cũng như làm dịu mát các vết bỏng.

Theo dõi tình trạng cơ thể, bạn cần phải đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu như: Bị sốt, vết thương đau nhức, xuất hiện mủ màu trắng đục, vết bỏng không thấy dấu hiệu lành mà còn lan rộng hơn…

5. Cách xử lý khi bị bỏng bô xe máy bằng Chỉ Huyết Tán

Chỉ Huyết Tán là sản phẩm được bào chế dưới dạng dung dịch xịt phun sương có công dụng xử lý vết thương nhanh chóng và an toàn. Sản phẩm là kết quả của sự kế thừa và phát triển dựa trên bài thuốc dựa trên bài thuốc gia truyền của lương y người Dao Đỏ.

Với thành phần là các dịch chiết từ dược liệu quý hiếm như hoàng đằng, hoàn liên, huyết đằng… Chỉ Huyết Tán mang lại công dụng hỗ trợ kháng khuẩn, hỗ trợ giảm viêm, giảm sưng tấy, cầm máu nhanh và giúp tăng cường hồi phục các tổn thương trên da trong đó bao gồm cả bỏng bô xe máy.

Dưới đây là cách xử lý vết bỏng bô xe máy bằng dung dịch xịt Chỉ Huyết Tán đúng cách.

  • Rửa sạch vết bỏng bô bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% sau đó xịt dung dịch 1-2 lần để tạo lớp màng bảo vệ, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn.
  • Đợi 3 đến 5 phút rồi tiếp tục xịt 3-5 lần vào vết thương.
  • Bạn cũng có thể xịt dung dịch Chỉ Huyết Tán vào băng/bông hoặc gạc sau đó cuốn vào vết bỏng.
  • Một ngày có thể sử dụng dung dịch Chỉ Huyết Tán để xịt nhiều lần

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm kiến thức về cách xử lý khi bị bỏng bô xe máy. Khi bị bỏng bô xe máy, bạn nên sơ cứu bỏng bô theo đúng hướng dẫn trên, tuyệt đối không tự điều trị bằng các bài thuốc không rõ nguồn gốc có hay kinh nghiệm dân gian.

Nếu còn vấn đề gì còn chưa rõ, hãy đừng quên để lại bình luận hoặc liên hệ vào HOTLINE 0904437780 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp kỹ hơn.

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo