SÁT TRÙNG VẾT THƯƠNG HỞ, BẰNG GÌ CHO HIỆU QUẢ CAO NHẤT

 SÁT TRÙNG VẾT THƯƠNG HỞ, BẰNG GÌ CHO HIỆU QUẢ CAO NHẤT

Bạn có những vết thương hở do bị dao cắt, trầy xước do ngã, lở loét do tỳ đè, vết thương hở bị nhiễm trùng… Bạn cần biết sát trùng vết thương hở bằng gì? Các dung dịch sát trùng vết thương sử dụng thế nào? Vậy hãy theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về cách sát trùng vết thương hở và một số dung dịch có thể sử dụng để sát trùng vết thương nhé.

1. Vì sao nên sát trùng vết thương hở ngay khi bị thương?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên gặp phải những vết thương nhẹ đến nặng như bị dao trượt và cắt ngón tay khi bạn đang thái khoai tây, trẻ em bị trầy xước đầu gối ở sân chơi hay vô tình bị bỏng ống bô khi bạn đi xe máy….

Tuy nhiên, không xử lý kịp thời thì các vết thương cho dù nhẹ cũng có thể gây nhiễm trùng, hoại tử hay ảnh hưởng đến tính mạng.

Làm sạch và khử trùng, sát trùng vết thương là việc cần thiết và rất quan trọng bởi vì:

  • Bất kỳ mảnh vụn nào còn sót lại (như bụi bẩn hoặc sỏi) có thể gây ra nhiều vấn đề hơn như viêm hoặc đau nhức.
  • Vi khuẩn trong vết thương có thể gây nhiễm trùng.đặc biệt Các vết thương mãn tính có xu hướng phát triển một lượng vi khuẩn cao vì chúng vẫn mở trong một thời gian dài.  Một số trường hợp nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. 

Do vậy trước khi băng bó hoặc dùng thuốc bôi để điều trị vết thương bạn phải cẩn thận rửa sạch và khử trùng vết thương đúng cách.

2. Sát trùng vết thương hở bằng gì?

Sát trùng vết thương bằng gì để không gây đau đớn mà vẫn có tác dụng tốt?

Có rất nhiều gia đình trước đây luôn lựa chọn dự trữ một số loại dung dịch khử trùng trong nhà như iod và hydrogen peroxide. Những loại dung dịch sát khuẩn này có thực sự hiệu quả và an toàn với vết thương hở hay không?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc khử trùng như nước muối sinh lý, povidon iod, cồn iod… bạn nên chọn sử dụng loại nào? Hãy lưu ý các thông tin sau đây để lựa chọn và sử dụng đúng cách các loại thuốc khử trùng nhé.

2.1.  Sát trùng vết thương hở bằng chỉ huyết tán?

Lựa chọn Chỉ Huyết Tán là sự lựa chọn tối ưu khi sát trùng vết thương hở. Nguyên nhân bởi vì:

  • Chỉ huyết tán có tác dụng cầm máu tốt với các vết thương hở mới do nó có chứa tanin và nhựa được chiết xuất từ huyết đằng, dây đau xương, thiên niên kiện. Chúng có công dụng làm co mạch máu, cầm máu ngay khi vết thương vừa mới xuất hiện, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc khỏi các tác nhân có hại ngoài môi trường, giúp vết thương hở sẽ lại nhanh chóng.
  • Chỉ huyết tán dạng lỏng, được bào chế thành các chai xịt, có thể đồng thời rửa vết thương hở, loại các dị vật còn sót lại trong vết thương
  • Thành phần chỉ huyết tán có berberin và palmatin điều chế từ các vị thuốc cổ truyền hoàng liên, hoàng đằng…với công dụng kháng khuẩn , kháng viêm, tiêu độc
  • Hỗ trợ làm vết thương hở nhanh lành sau 1-3 ngày tùy từng trường hợp.
  • Chỉ huyết tán an toàn và ít kích ứng với da.

Cách dùng:

  • Với vết thương bị hở: xịt 3 – 5 phút để làm sạch và tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc, sau đó tiếp tục xịt nhiều lần trong ngày cho đến khi khô se vết thương hở.
  • Có thể xịt lên băng gạc khi thay băng.
  • Nghiêng bình khi xịt và xịt một lượng vừa đủ lên da hoặc vào bông gạc/miếng dán sau đó băng lại.
  • Sử dụng hàng ngày để sát khuẩn và giúp vết thương hở mau lành lại.

2.2.  Sát trùng vết thương hở bằng nước muối sinh lý-Biện pháp phổ biến nhất

Sát trùng vết thương bằng nước muối là phương pháp phổ biến mọi người hay dùng để sát khuẩn vết thương. Thường thì rửa vết thương hở bằng nước muối sinh lý nồng độ 0.9% vừa có thể làm sạch vết thương vừa có thể sát khuẩn vết thương rất tốt.

Ngày nay, nước muối sinh lý rất phổ biến và chúng ta có thể tìm thấy nó ở bất kỳ cửa hàng hay hiệu thuốc nào.

2.4.  Sát trùng vết thương hở bằng gì? Cồn 90 độ liệu có tốt?

Cồn có được dùng để sát trùng vết thương hở không? Sát trùng vết thương bằng cồn bao nhiêu độ? 

Cồn được dùng để sát khuẩn, sát trùng các vết thương nhỏ và các vết thương hở với hiệu lực kháng khuẩn ở nồng độ > 50 độ .. Hiện nay trên thị trường có các loại cồn thông dụng được sử dụng trong y tế như cồn 90 độ, cồn 70 độ,,.. 

Vậy sát trùng vết thương bằng cồn 90 độ có tốt không? Cồn  90 độ được lựa chọn dùng để sát khuẩn các dụng cụ y tế và KHÔNG được sử dụng để sát khuẩn vết thương do cồn 90 độ bay hơi rất nhanh kích ứng với da quá mạnh có thể gây đau rát tại vết thương, thời gian bám trên da không đủ để tiêu diệt vi khuẩn. 

Cồn 70 độ là loại cồn giúp sát khuẩn vết thương hở tốt nhất vì nó có nồng độ khá cao mà thời gian bám trên da vừa đủ do vậy nó  được sử dụng để khử trùng vùng da xung quanh vết thương hở.

Tuy nhiên, nó không thích hợp để khử trùng vết thương và vết thương lớn, khử trùng niêm mạc như mắt, mũi, miệng và khử trùng các ổ viêm mãn tính và vùng da có mủ sâu.

Không thể trực tiếp chà xát lên vết thương, vì sẽ làm vết thương bị kích thích gây khó chịu, đồng thời làm đông tụ protein vết thương, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.

3. Không nên sát trùng vết thương hở bằng gì? 

Việc sử dụng các phương pháp giúp sát khuẩn vết thương hở cần nên cẩn trọng, lựa chọn phương pháp phù hợp để quá trình làm lành vết thương nhanh chóng mà không gây nguy hiểm. Một số chất khử trùng vết thương gây kích ứng da có màu gây ảnh hưởng đến phán đoán của bác sĩ nếu tình trạng vết thương nặng hơn. Do đó, bạn không sử dụng bừa bãi các chất khử trùng vết thương hở không phù hợp như:

Thuốc đỏ 

Thuốc đỏ là loại siro màu đỏ có chứa hợp chất hữu cơ thủy ngân kim loại nặng, có thể gây ngộ độc, không thích hợp để sát trùng vết thương quá lớn hoặc quá sâu, màu đỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến phán đoán vết thương.

Povidon iod

Povidon iod là một loại thuốc sát trùng phổ biến với chúng ta. Tuy nhiên ở một mức độ nào đó nó có thể gây kích ứng, làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương, đồng thời có thể gây ra sắc tố và các vấn đề khác, không nên bôi lên vết thương hở và mưng mủ.

Hydrogen peroxide ( nước oxy già)

Có nên sát trùng vết thương bằng oxy già? Có một thời gian nước oxy già ở trong tủ thuốc của mọi nhà do nó rất rẻ. Tuy nhiên, nó không được sử dụng để sát trùng vết thương hở, vết loét, hay vết cắn của động vật.

  • Thứ nhất nó gây kích ứng và đau rát tại vết thương.
  • Thứ hai khi khử trùng tại vị trí vết thương sẽ nổi bọt do khí oxi thoát ra ảnh hưởng đến tâm lý người bị thương, và nước oxy già con có tác dụng ăn mòn da nên ít được sử dụng.

Do các dạng bào chế, thành phần và điều kiện sử dụng khác nhau của các chất khử trùng bán sẵn trên thị trường, bạn nên sử dụng nồng độ và phương pháp cụ thể theo đúng hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

4. Khi nào bạn cần gọi bác sĩ tư vấn?

Đôi khi, vết thương hở nhỏ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn do bị viêm, nhiễm khuẩn hoặc sưng mủ. Trong trường hợp này, bạn có thể cần phải khâu hoặc dùng thuốc kháng sinh.

Hãy tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ, dược sĩ nếu vết thương hở của bạn xuất hiện các biểu hiện như:

  • Tiếp tục chảy máu sau 5 phút sơ cứu.
  • Có một vật lạ nhúng trong đó (như một mảnh thủy tinh hoặc sỏi).
  • Dài hơn 5 cm hoặc sâu hơn 0.5 cm.
  • Có các cạnh răng cưa.
  • Đến từ vết cắn của động vật hoặc con người.
  • Đến từ một vật gỉ hoặc bẩn (bạn có thể cần tiêm phòng uốn ván ).

Hãy chú ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như vết thương đỏ, sưng hoặc chảy mủ. Nếu vết thương dường như không lành trong một tuần hoặc lâu hơn, thì đã đến lúc bạn nên gọi cho bác sĩ.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề “ Vết thương hở nên sát trùng bằng gì?” Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm CHỈ HUYẾT TÁN vui lòng bình luận dưới bài viết hoặc gọi cho chúng tôi qua HOTLINE: 0904437780 để được tư vấn chi tiết. 

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo