Bé nhà bạn tinh nghịch, hiếu động nên không thể tránh khỏi những vết thương hở, những vết trầy xước không mong muốn. Ngoại trừ những trường hợp nặng cần đến cơ sở y tế thì những trường hợp nhẹ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà cho bé để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Cho dù vậy thì bạn cũng không cần quá lo lắng đâu nhé, bài viết sẽ này cung cấp cho bạn những cách xử lý vết thương hở cho bé đơn giản, nhanh chóng mà lại rất hiệu quả.
-
Các bước xử lý vết thương hở cho bé.
1.1. Cầm máu
Đối với những vết thương chảy nhiều máu thì điều đầu tiên quan trọng nhất là cầm máu cho bé. Tránh tình trạng bé chảy máu nhiều biểu hiện: choáng váng hoặc sốc nhẹ.
- Ngay sau khi phát hiện bé bị thương hãy lấy một miếng vải sạch hoặc khăn đắp nhẹ nhàng lên vết thương. Làm như vậy sẽ thúc đẩy quá trình đông máu và giúp cầm máu.
- Nếu quá gấp mà không có khăn hoặc vải thì dùng tay ép miệng vết thương lại với điều kiện tay của bạn đã được rửa thật sạch hoặc sát trùng trước đó.
1.2. Vệ sinh vết thương
Vệ sinh vết thương hở cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch để loại bỏ hết những bụi bẩn quanh miệng vết thương. Có thể dùng dụng cụ hỗ trợ như nhíp để gắp các mảnh vụn trước khi rửa.
Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng oxy già hay cồn đối với vết thương hở đặc biệt là với trẻ nhỏ. Dù có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại gây kích ứng gây xót, chậm lành vết thương.
1.3. Băng bó vết thương và theo dõi
- Dùng băng gạc vô trùng băng lại cẩn thận để vết thương luôn sạch sẽ, hạn chế nhiễm khuẩn. Lưu ý bạn không nên băng quá chật sẽ ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu của bé, dẫn đến giảm lượng máu đến vết thương, chậm quá trình lành vết thương.
- Thay băng cho bé ít nhất một lần một ngày hoặc mỗi khi băng bị ướt, bẩn. Mỗi lần thay băng bạn nên rửa lại vết thương. Đến khi vết thương liền thì không cần băng bó nữa.
- Theo dõi vết thương của bé cho đến khi vết thương lành, nhằm phát hiện sớm khi có dấu hiệu nhiễm trùng: mẩn đỏ, chảy mủ đau, sưng tấy,….Nếu có những dấu hiệu này cần đưa ngay đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
- Nếu vết thương nhỏ hoặc chỉ là vết trầy xước nhẹ thì bạn có thể dán băng ago cho bé để băng vết thương tạm thời hoặc không cần băng gì cả. Vết thương thông thoáng thì sẽ nhanh lành hơn.
-
Xử lý vết thương hở cho bé bằng phương pháp thiên nhiên.
2.1. Sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ
Phương pháp dùng nghệ đã được lưu truyền từ rất lâu đời. Cho đến nay vẫn được sử dụng rất phổ biến vì tác dụng hiệu quả và sự lành tính.
Nghệ có chứa curcumin – tác dụng kháng khuẩn mạnh, tăng cường chữa lành, giúp vết thương lành nhanh.
Bạn có thể dùng nghệ tươi thái lát hoặc bột nghệ để đắp vào vết thương cho bé. Tuy nhiên lưu ý bột nghệ có thể gây bí vậy nên cần chọn nguyên liệu đảm bảo, đạt chuẩn, nguồn gốc rõ ràng.
2.2. Sử dụng nha đam
Phần gel trong nha đam chứa các thành phần tannin, vitamin, muối hữu cơ và các loại khoáng… giúp cho quá trình thúc đẩy sản sinh collagen trong cơ thể, hình thành các mô giúp chữa lành vết thương nhanh chóng hơn. Đặc biệt nha đam còn chứa aloe-emodin là mổ thành phần hữu cơ có khả năng giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chống virus, vi khuẩn.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra nha đam còn có tác dụng giảm đau, chống sưng chống viêm, làm dịu vết thương.
Cách sử dụng nha đam rất đơn giản: cắt nha đam thành lát nhỏ và thoa lên vết thương, sau đó rửa sạch sau 20 phút.
2.3.Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa chứa axit lauric, giúp thẩm thấu vào da, dưỡng ẩm vết thương, thúc đẩy quá trình làm lành. Ngoài ra còn ngăn sẹo và ngăn nhiễm trùng. Bạn có thể thoa lên vết vết thương từ 1-2 lần/ ngày cho bé.
-
Dùng dung dịch xịt vết thương hở chuyên biệt – Chỉ Huyết Tán.
Ngoài những cách trên, bạn có thể lựa chọn sản phẩm xịt vết thương chuyên biệt trong quá trình chăm sóc xử lý vết thương hở cho bé để nâng cao hiệu quả sát khuẩn, khử trùng, đẩy nhanh quá trình tái tạo da, làm lành vết thương cho bé.
Dung dịch dạng xịt Chỉ Huyết Tán là tinh hoa của y học cổ truyền kế thừa từ bài thuốc của lương y người Giao. Thành phần hoàn toàn từ cây dược liệu (Hoàng liên, hoàng đằng, huyết đằng, dây đau xương, thiên niên kiện), được tinh chế bằng công nghệ ủ chiết theo Đông Y Trung Quốc. Sau đó được bào chế, tinh lọc, khử vi sinh, bổ sung các tá dược và đóng gói thành sản phẩm Chỉ Huyết Tán tại nhà sản xuất trực thuộc viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam.
Tác dụng của Chỉ Huyết Tán
- Giúp cầm máu nhanh chóng đối với vết thương hở. Ngăn ngừa bội nhiễm và có thể tránh được nguy cơ nhiễm trùng.
- Giúp làm sạch da, hỗ trợ kháng khuẩn, sát trùng nhẹ hiệu quả với vết thương hở, lành tính, không làm đau xót vết thương.
- Làm dịu các vết trầy xước, vết bầm tím.
- Hỗ trợ giảm viêm, sưng tấy và nhanh liền vết thương hở.
Cụ thể:
- Với vết trầy xước, vết cắt, vết thương hở mới và nhỏ, dùng xịt Chỉ Huyết Tán sau khoảng 3 – 5 h các vết thương sẽ dần dần se lại và khô miệng. Chỉ sau khoảng 1-3 ngày sử dụng vết thương sẽ khỏi hoàn toàn.
- Với các vết bỏng nhẹ, lở loét trên da,…. Chỉ Huyết Tán giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, chỉ sau khi xịt Chỉ Huyết Tán 3 – 5 ngày các vết thương sẽ đóng vảy và lành lại tùy trường hợp nặng hay nhẹ.
Cách sử dụng Chỉ Huyết Tán
- Xịt trực tiếp vào vùng da tổn thương để làm sạch, hoặc có thể rửa bằng nước muối sinh lý trước khi sử dụng xịt Chỉ Huyết Tán.
- Có thể dùng để xịt vào bông gạc hoặc miếng dán vết thương, rồi băng trực tiếp vào vết thương hở.
- Khi sử dụng, nghiêng bình xịt và xịt một lượng vừa đủ lên vết thương hoặc vào băng gạc sau đó băng lại.
- Đối với vết thương hở: lần thứ nhất xịt đợi 3 – 5 phút để là sạch vết thương và tạo lớp màng bảo vệ, sau đó tiếp tục xịt cho đến khi vết thương khô lại.
- Để đạt hiệu quả tối ưu bạn có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: Không xịt vào mắt, miệng, mũi và để xa tầm tay của trẻ em.
Bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết về sản phẩm Chỉ Huyết Tán tại đây: Chỉ Huyết Tán – dung dịch xịt vết thương hở chuyên biệt
Hoặc bạn có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đến Hotline 0904437780 của chúng tôi để được giải đáp và tư vấn cụ thể hơn.
Trên đây là bài viết về các bước cơ bản giúp xử lý vết thương hở cho bé đơn giản và hiệu quả nhất. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn khỏi lúng túng hay hoảng hốt trong những trường hợp bé nhà mình bị tổn thương không mong muốn nhé!