CÁCH LÀM VẾT THƯƠNG HỞ MAU LÀNH HIỆU QUẢ 

CÁCH LÀM VẾT THƯƠNG HỞ MAU LÀNH HIỆU QUẢ 

Cách làm vết thương hở mau lành là mối quan tâm của rất nhiều người khi bị các vết thương hở do lở loét hay sự bất cẩn gây nên. Tuy nhiên việc chữa lành các vết thương hở là một quá trình tương đối phức tạp và cũng có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình làm chậm lành vết thương như không kiêng khem làm vết thương gây bội nhiễm, mưng mủ,.. 

Vậy để làm vết thương hở mau lành thì người bị thương cần nên sử dụng sản phẩm gì? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1. Vết thương hở sau bao lâu thì lành?

Chắc hẳn chúng ta muốn biết vết thương hở sau bao lâu thì lành. Đối với các vết thương hở, độ lành nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ lớn hay sâu của vết thương, nhưng hầu hết chúng sẽ lành hoàn toàn trong vòng vài tháng (với vết thương lớn) hoặc vài ngày (với các vết thương nhỏ)

Vết thương hở có xu hướng mất nhiều thời gian hơn để lành so với vết thương kín do lớp mô da tổn thương dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng.

Vết thương hở có xu hướng mất nhiều thời gian để chữa lành hơn vết thương kín do lớp mô da tổn thương dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng. Để hạn chế nhiễm trùng và làm vết thương lành nhanh hơn nhiều lần người ta thường sử dụng chỉ khâu y tế với các vết thương lớn và sâu.

Vì vậy, vết thương do phẫu thuật thường mất ít thời gian để chữa lành hơn các vết thương khác. Thông thường, vết cắt do phẫu thuật sẽ lành hẳn trong khoảng 2 tháng.

2. Cách làm vết thương hở mau lành hiệu quả

Hầu hết các vết thương hở nhẹ sẽ không cần phải điều trị y tế và chúng ta thường tự xử lý chúng ở nhà. Câu hỏi đặt ra là làm sao để vết thương hở mau lành trở lại? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

2.1.  Làm sạch vết thương hở

Làm sạch vết thương là bước đầu cần thiết để chữa lành vết thương hở một cách tối ưu nhất. Có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch vết thương trước hoặc sử dụng chai xịt Chỉ Huyết Tán cũng sẽ rửa được các dị vật tại vết thương và còn có tác dụng sát khuẩn, cầm máu nhanh chóng, tránh nhiễm trùng.

Chỉ huyết tán được điều chế thành dạng xịt dễ sử dụng để làm sạch các vết thương cấp tính nhỏ bằng phương pháp tưới cơ học, điều trị vết trầy xước, vết cắt, vết bỏng nhỏ..

2.2.  Bảo vệ vết thương hở

Một trong những cách để vết thương hở mau lành hơn đó là chúng ta phải có để bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và các tác động bên ngoài.

Sau đây là một số cách bảo vệ vết thương hở chúng ta cần phải nắm được:

  • Không để vết thương tiếp xúc với nước và khu vực không sạch sẽ.
  • Không để vết thương bị tác động cơ học.
  • Không chạm tay sờ vào vết thương khi chưa băng bó.
  • Băng bó cẩn thận vết thương hở.
  • Thay băng khi cần thiết và kiểm tra xem có bị nhiễm trùng vết thương không.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ vết thương hở mau lành.
  • Không dùng các loại thuốc cản trở quá trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể nếu có thể. Ví dụ, thuốc chống viêm (chẳng hạn như aspirin không kê đơn) sẽ cản trở hoạt động của các tế bào hệ thống miễn dịch.

2.3. Làm vết thương hở mau lành nhờ thuốc và dược phẩm phù hợp

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở điều kiện ẩm ướt, các tế bào sẽ phát triển, phân chia rất nhanh để tối ưu hóa quá trình làm lành vết thương. Môi trường ẩm là môi trường lý tưởng nhất để các tế bào mới hình thành và có di chuyển lên bề mặt da, giúp vết thương mau lành và không để lại sẹo, cải thiện kết thẩm mỹ sau điều trị.

Thuốc xịt Chỉ huyết tán ở dạng lỏng sẽ tạo được môi trường ẩm tại vết thương giúp vết thương lành lại nhanh chóng hơn. Vì thế khi sử dụng có thể xịt lên vết thương trước khi băng hoặc xịt trực tiếp vào băng gạc trước khi băng bó.

3. Cách làm vết thương hở mau lành nhờ Chỉ Huyết Tán

3.1. Nguồn gốc của Chỉ Huyết Tán

Bắt nguồn từ bài thuốc đông y gia truyền của lương y người Dao, được ủ chiết dược liệu theo Đông y Trung quốc và được tinh chế đóng gói tại nhà máy trực thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam nên CHỈ HUYẾT TÁN  là một sản phẩm đáng tin cậy đối với người tiêu dùng.

3.2. Dạng bào chế và cách dùng của Chỉ Huyết Tán

Dạng bào chế:

Chỉ huyết tán là sản phẩm được điều chế dạng dung  dịch xịt rất dễ sử dụng với mọi lứa tuổi. Nó vừa có tác dụng rửa vết thương hở lại vừa hỗ trợ để vết thương hở mau lành hơn.

Cách dùng:

Xịt trực tiếp vào vùng da cần làm sạch hoặc làm sạch bằng nước muối sinh lý trước khi xịt thuốc.

Có thể xịt trước vào bông gạc hoặc miếng dán vết thương, sau đó băng vào các vết thương hở – Sản phẩm có thể xịt nhiều lần trong ngày và không được sử dụng cho người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm.

>>>> Xem thêm: Xịt vết thương chỉ huyết tán có tốt không?

3.3. Công dụng của Chỉ Huyết Tán đối với các vết thương hở

Chỉ Huyết Tán giúp ngăn ngừa hoàn toàn bội nhiễm( sưng mủ) và giảm viêm –  những vấn đề rất hay xảy ra khi xử lý vết thương không tốt?

Với các vết cắt, vết trầy, vết thương hở mới và nhỏ, sau khi xịt chỉ huyết tán khoảng 3-5 h các vết thương hở sẽ se lại và khô miệng. Các vết thương này hầu như sẽ khỏi sau 1-3 ngày sử dụng thuốc.

Với các vết bỏng nhẹ, vết lở loét trên da, chỉ huyết tán thúc đẩy quá trình tái tạo da rất nhanh. Chỉ sau 3-5 ngày các vết thương sẽ đóng vảy và lành lại tùy từng trường hợp.

Những người bị tiểu đường biến chứng, các vết thương hở hay nhiễm trùng sẽ lâu lành hơn người bình thường do đường huyết quá cao sẽ làm cơ thể giảm khả năng đề kháng vi khuẩn. Chỉ huyết tán sẽ là một lựa chọn vô cùng đúng đắn trong các trường hợp này bởi nó rất hiệu quả trong việc làm vết thương nhanh lành lại.

4. Phương pháp khác làm vết thương hở mau lành

Song song với các biện pháp trên, chúng ta có rất nhiều biện pháp hỗ trợ để vết thương hở mau lành lại ví dụ như:

Xử trí vết thương đúng cách: Ngay cả khi vết thương hở đang lành, hãy giữ cho vết thương sạch sẽ và thay băng cho vết thương khi cần.

Chế độ ăn uống hợp lý:  Nên sử dụng các thực phẩm sạch giàu vitamin A, vitamin C, kali và kẽm. Đây là nguồn nguyên liệu cần thiết làm tăng tốc độ chữa lành vết thương. Tránh thực phẩm chứa nhiều gia vị, đường và nitrat, chúng có thể gây viêm hoặc làm căng mô da ví dụ như bánh ngọt, trái cây sấy khô, xúc xích hay thịt đông lạnh…

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Hệ thống miễn dịch của chúng ta tiêu tốn nhiều năng lượng khi sửa chữa tổn thương mô và chống lại nhiễm trùng. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự gián đoạn chu kỳ giấc ngủ có thể trì hoãn đáng kể quá trình chữa lành vết thương.

Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện lưu lượng máu và giảm viêm. Ngay cả những hoạt động ít cường độ hơn như đi bộ cũng có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.

Không hút thuốc: Carbon monoxide trong thuốc lá làm giảm mức oxy trong mạch máu và khiến chúng co lại. Điều này làm hạn chế lưu lượng máu đến các khu vực bị tổn thương và khiến cơ thể bạn giảm khả năng chống lại nhiễm trùng và tái tạo mô khó hơn.

5. Lưu ý

Khi có vết thương lớn không thể tự xử lý hoặc các vết thương bị nhiễm trùng, phải lập tức đến gặp bác sĩ khám và xin lời khuyên để điều trị. Tránh việc tự điều trị tại nhà dẫn đến nhiễm trùng, viêm nặng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những cách làm vết thương hở mau lành được nhiều người áp dụng và có hiệu quả cao. Hi vọng mọi người đã có cho mình những kiến thức bổ ích trong khi xử lý những vết thương hở đúng cách và hiệu quả. 

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo