Cách trị bỏng nước sôi đúng cách, tránh để lại sẹo bạn nên biết - Tất Thành Pharma

Cách trị bỏng nước sôi đúng cách, tránh để lại sẹo bạn nên biết

Thống kê cho thấy, bỏng nước sôi là một trong số các nguyên nhân gây bỏng phổ biến nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trị bỏng nước sôi đúng cách. Việc xử lý chậm trễ hay sai cách không những kéo dài thời gian điều trị mà còn có thể khiến vết thương nặng thêm, gây bội nhiễm, để lại sẹo làm mất thẩm mỹ cho nạn nhân. 

1. Xác định mức độ bỏng

Bỏng luôn là một tổn thương cấp tính và gây đau đớn trên da. Trước hết, cần xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương để có hướng hỗ trợ nạn nhân một cách chính xác và kịp thời.

Có 3 mức độ bỏng chính:

  • Bỏng độ nhẹ: vết bỏng chỉ sưng đỏ và gây đau nhẹ, có thể tự lành sau vài ngày.
  • Bỏng độ trung bình:  tình trạng tổn thương da sâu hơn, xuất hiện mụn nước chứa dịch trong suốt hoặc hơi vàng, da đỏ lên và đau rát. Vết bỏng sẽ lành trong 10-14 ngày nếu vết thương từ mụn nước không bị nhiễm trùng.
  • Bỏng độ nặng: vết bỏng bị phồng rộp, có dịch màu hồng, đục; phần đáy của vết bỏng có thể có màu tím đậm hoặc màu trắng. Vết thương gây đau rát dữ dội, khó chịu, nặng hơn có thể ảnh hưởng đến thần kinh và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Mức độ nghiêm trọng của bỏng nước sôi cũng tùy thuộc vào vị trí của nó:

  • Vết bỏng ở tay hoặc chân: ít nguy hiểm nhất nếu vết bỏng nhỏ.
  • Vết bỏng ở thân (lưng, ngực):  đau hơn và nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu tổn thương đủ mạnh có khả năng làm tổn thương các cơ quan nội tạng.
  • Các vết bỏng ở vùng đầu và mặt:  nguy hiểm nhất, những tổn thương đó ảnh hưởng đến mắt, miệng, đường hô hấp, cơ quan thính giác.

2. Làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Dù là vết bỏng nhẹ hay nặng, việc đầu tiên khi bị bỏng nước sôi là phải lập tức thực hiện sơ cứu vết thương càng nhanh càng tốt. Mục đích của việc sơ cứu là giúp giảm đau, ngăn ngừa vết bỏng ăn sâu và nhiễm trùng. Các bước sơ cứu như sau:

2.1. Làm mát vết bỏng

Khu vực bị bỏng phải được đặt dưới vòi nước mát càng sớm càng tốt và giữ dưới vòi nước chảy trong ít nhất 15-20 phút. Điều này sẽ làm giảm tổn thương và đau da rất nhiều.

Nếu xung quanh bạn không có vòi nước, hãy ngâm vùng bị thương xong chậu nước mát hoặc chườm đá bằng vải. Với vết bỏng rộng, bạn có thể quấn vết thương trong một tấm khăn ẩm.

Lưu ý: Không sử dụng nước đá hoặc chườm đá trực tiếp lên vết thương để tránh vết thương nặng thêm.

2.2. Loại bỏ vật cứng

Cởi bỏ quần áo, giày dép, các đồ trang sức ra khỏi vùng bị bỏng trước khi vết bỏng bị sưng nề. Nếu chúng bị dính vào vết bỏng, đừng tự ý tháo gỡ mà hãy giữ nguyên vị trí của nó, nếu không phần da bị dính sẽ bị lột theo. Điều này không chỉ gây đau đớn mà còn khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng.

2.3. Băng vết thương

Sau khi làm mát vết bỏng, cần băng vết thương bằng băng hoặc gạc vô trùng, tránh để vết bỏng dính bụi bẩn, va chạm gây tổn thương nặng hơn. Bạn chỉ nên băng hờ, không nên băng quá chặt vì như vậy sẽ làm đau vết thương và làm phần da bị dính vào băng, gạc. 

Bạn cần thay băng và vệ sinh vết bỏng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Chỉ Huyết Tán mỗi ngày.

Khi da bị phồng rộp, không được làm vỡ bóng nước vì nó đóng vai trò như một  lớp băng sinh học, giúp chống nhiễm trùng. Nếu không may bóng nước  bị vỡ  thì rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Chỉ Huyết Tán rồi băng vết thương lại. 

 2.4. Đến bệnh viện, cơ sở y tế

Đối với các vết bỏng nước sôi nhẹ và trung bình, bạn có thể tự chăm sóc cẩn thận tại nhà, các vết thương sẽ tự lành sau một thời gian. Tuy nhiên bạn cũng cần dùng thêm sản phẩm hỗ trợ để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tránh xảy ra biến chứng nhiễm trùng.

Đối với các vết bỏng nặng, bỏng sâu, xuất hiện những nốt phỏng nước lớn; hoặc những vết bỏng ở vùng nguy hiểm như vùng đầu, mặt, thân (lưng hoặc ngực), bạn cần khẩn trương đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách. 

3. Cách trị bỏng nước sôi không để lại sẹo bằng dung dịch Chỉ Huyết Tán

3.1. Chỉ Huyết Tán là gì? Có công dụng như thế nào?

Chỉ Huyết Tán là một sản phẩm tối ưu nhất giúp điều trị các loại vết thương, bao gồm vết thương do bỏng nước sôi. Đây là sản phẩm của công ty dược phẩm Tất Thành, đã được Bộ Y Tế kiểm duyệt và cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

Sản phẩm được kế thừa và phát triển từ bài thuốc cổ truyền xa xưa của vị lương y người Dao, kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại, do đó Chỉ Huyết Tán được coi là tinh hoa của y học cổ truyền. 

Chỉ Huyết Tán được sản xuất ở dạng dung dịch xịt ngoài da, giúp làm sạch vết thương một cách nhanh chóng, giảm cơn đau rát khi bị bỏng, đồng thời có tính kháng khuẩn cao, ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, dùng sản phẩm thường xuyên sẽ thúc đẩy vết thương sớm lành mà không để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.

3.2. Cách sử dụng Chỉ Huyết Tán

Khi điều trị bỏng nước sôi, bạn cần vệ sinh vết thương hàng ngày bằng cách xịt trực tiếp dung dịch Chỉ Huyết Tán vào vết bỏng, hoặc xịt 2-3 lần vào băng, gạc rồi băng vết thương lại. 

Lưu ý: Mỗi lần xịt, bạn nên nghiêng nhẹ lọ xịt và chỉ nên xịt một lượng vừa đủ.

4. Một số câu hỏi về cách trị bỏng nước sôi

4.1. Bị bỏng nước sôi nên uống thuốc gì?

Đối với những vết bỏng từ cấp độ 2 ( cấp độ trung bình) trở lên thì bạn nên uống thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc. 

4.2. Có nên trị bỏng nước sôi bằng cách bôi mỡ trăn, kem đánh răng?

Việc tự ý trị bỏng nước sôi bằng phương pháp dân gian như mỡ trăn, kem đánh răng có thể gây nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề.

 

  • Mỡ trăn là mỡ động vật, nếu bôi lên vết bỏng hở sẽ dễ gây nhiễm trùng, thậm chí dẫn tới hoại tử.
  • Mọi người thường truyền tai nhau rằng bôi kem đánh răng sẽ giúp làm mát vết bỏng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm vì trong kem đánh răng có chứa kiềm, khi bôi lên vết bỏng có nhiệt độ cao sẽ gây ra biến chứng bỏng kiềm, nhiễm trùng khiến cho vết thương đau hơn và lâu lành.

Do đó, bạn không nên tự ý bôi kem đánh răng hay mỡ trăn lên vết bỏng nước sôi mà hãy thực hiện sơ cứu đúng cách như đã viết ở trên.

4.3. Bị bỏng nước sôi nên ăn gì và kiêng gì?

Ngoài việc sơ cứu đúng cách, người bệnh cần bổ sung độ dinh dưỡng hợp lý.  Nên tăng cường các thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi vết thương như chất đạm (các loại thịt, đậu, cá thu, cá hồi, rau cải xanh, chuối…), kẽm, vitamin C, Vitamin E,…

Đồng thời, để tránh vùng da bị bỏng nước sôi bị hoại tử, chậm lành, chậm lên da non và dễ để lại sẹo, bạn cũng cần tránh xa một số loại thực phẩm sau: 

  • Thức ăn chứa nhiều Nitrat (các sản phẩm chế biến sẵn, thịt hun khói,… ): làm vết thương khó lành
  • Hải sản: có thể làm vết thương sưng viêm, lâu khỏi
  • Thịt gà, đồ nếp: khiến vết thương ngứa ngáy, sưng tấy
  • Trứng: làm vết thương lâu lành, hình thành sẹo trắng
  • Rau muống: dễ để lại sẹo lồi làm mất thẩm mỹ.
  • Đồ ăn cay nóng

Mong rằng với những thông tin mà bài viết đưa ra có thể giúp bạn và những người thân trong gia đình nắm được cách trị bỏng nước sôi đúng cách mà không để lại sẹo. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu cần được chúng tôi tư vấn giải đáp.

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo